Tin Tức - Video

[tintuc]

[/tintuc]
Lạp sườn đặc sản Tây Bắc

[tintuc]

[/tintuc]
Thịt Lợi Gác Bếp Tây Bắc

[tintuc]

[/tintuc]
Trâu gác bếp

[tintuc]

[/tintuc]
thịt lợn sấy đặc sản Tây Bắc

[tintuc]

[/tintuc]
Cao Ngựa Thồ Hàng Tây Bắc

[tintuc]

[/tintuc]
Lạp sườn đặc sản Tây Bắc

[tintuc]

Tự làm tương ớt tại nhà

Đợt dịch covid này ảnh hưởng đến không ít người dân, mình cũng hưởng ứng giải cứu nông sản giúp người dân, nay ở nhà rảnh rỗi nên làm tương ớt từ cà chua giải cứu.
Tuy không được màu đẹp như tương ớt ngoài tiệm, nhưng đủ vị chua, cay, ngọt, thơm ăn rất vừa miệng với gia đình mình.

Tự làm tương ớt tại nhà

Tự làm tương ớt tại nhà

Nguyên liệu:
-Cà chua 3kg
- Tỏi 3 củ
- Ớt 300gr
- Đường 300gr
- Dấm 3 muỗng
- Muối 3 thìa
- Bột năng 3 thìa
- Khoai tây 3 củ

Tự làm tương ớt tại nhà

Cách làm:
1. Sơ chế nguyên liệu:
-Tỏi bóc vỏ, để nguyên hoặc thái lát mỏng
-Ớt nhặt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước
-Khoai tây bóc vỏ, rửa sạch thái hạt lựu, trần qua nước sôi
-Cà chua rửa sạch để ráo nước, khía hình chữ thập, trần qua nước sôi để dễ dàng lột vỏ. Sau đó bổ làm 4 (hình múi cau)
2. Tiến hành làm:
-Cho ớt tươi, tỏi, ớt, khoai tây, cà chua đã sơ chế vào nồi, đổ sấp nước (nếu nước cà chua nhiều rồi thì thôi) đặt lên bếp đun sôi khoảng 2 phút vớt ra để ráo
-Cho hỗn hợp trên, bột năng vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn
-Đổ dung dịch đã xay ra rây lọc bỏ hạt
3. Hoàn thành:
-Cho hỗn hợp trên lên bếp đun nhỏ lửa, nêm đường, muối, giấm ăn khuấy đều đến khi hỗn hợp tan hết và sánh mịn thì tắt bếp -Để tương ớt nguội bạn cho vào hũ thuỷ tinh, cất vào ngăn mát dùng dần

Tự làm tương ớt tại nhà

Tương ớt thành phẩm có màu đỏ, sánh mịn, có vị cay, chua, thơm vừa miệng phù hợp với các món chiên, nướng, rán hoặc thịt khô, thịt lợn gác bếp của shop Nông Sản Tây Bắc nhà em
Chúc các bạn thành công.![/tintuc]

[tintuc]

Tự làm bánh Flan mềm mịn

Một buổi sáng rảnh rỗi. nên vào bếp thử làm bánh Flan. Cứ nghĩ lần đầu làm sẽ không ngon, nhưng không ngờ bánh lại ngon đến thế. Bánh Flan có vị béo ngậy của trứng, sữa, thơm mùi dừa kèm theo vị ngọt pha lẫn vị đăng đắng man mát của caramel.

Nguyên liệu:
-Trứng gà: 5 quả (3 quả + 2 lòng đỏ bánh mềm vị ngon)
-Sữa tươi: 500ml
-Sữa đặc: 150ml
-Nước cốt dừa: 50ml
-Đường: 100gr
-Nước lọc: 100ml
-Chanh: 1/2 quả
-Hộp đựng: 15 cái

Tự làm bánh Flan mềm mịn

Tự làm bánh Flan mềm mịn

Tự làm bánh Flan mềm mịn

Cách làm:
1. Làm Caramel: cho 4 thìa đường 2 thìa nước vào chảo và lắc chảo cho đến khi đường tan hết và chuyển sang màu cánh rán thì vắt nửa quả chanh vào và khuấy đều. Sau đó đổ hỗn hợp ra khuôn bánh và nhẹ nhàng xoay đều để phần đường tráng đều thành một lớp mỏng.

2. Làm bánh: Lấy 3 quả trứng và 2 lòng đỏ cho vào cái âu sạch đánh nhẹ theo 1 chiều cho tan hết lòng đỏ, lọc qua rây 1-2 lần Cho sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa vào nồi, thực hiện đun hỗn hợp trên lửa vừa đến khi sữa ấm (không được để sữa sôi lên). Lấy phần sữa ấm (lưu ý không nóng vì sẽ làm chín trứng) đổ vào âu trứng đã đánh ở bước 2 sau đó nhẹ nhàng khuấy thật đều để hỗn hợp hòa quyện với nhau trở thành hỗn hợp đồng nhất. Và lọc hỗn hợp qua rây 1-2 lần cho bánh được mịn.

3. Hấp bánh: Cho vào nồi và hấp 30p. Nước sôi rồi cho nhỏ lửa để bánh không bị rỗ.

4. Thưởng thức: sẽ ngon hơn khi cho bánh vào tủ lạnh để ngăn mát

Chúc các bạn thành công.![/tintuc]

[tintuc]Nấm Ngọc Cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu có tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr., thuộc họ Gió đất (Balanophoraceae). Ngoài tên Nấm ngọc cẩu, nó còn được gọi bằng những tên khác như: Gió đất, Cẩu pín, Xà cô, Địa mao cầu, Tỏa dương,…

Nấm ngọc cẩu tươi

Nấm Ngọc Cẩu hay còn gọi là Nấm Tỏa Dương mọc tự nhiên rừng Tây Bắc (Sơn La) quê em - trợ thủ đắc lực phái mạnh, tác dụng nhanh và bền vững. Đây như là món quà sức khỏe tặng cho người thân Ngọc Cẩu được ví như thần dược bổ thận tráng dương.
Đặc điểm cây Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu là loại thực vật kí sinh trên rễ của những cây gỗ lớn, mọc trong các khu rừng ẩm thấp. Nhìn hình dáng nó tựa như một cây nấm, nên người ta gọi là Nấm ngọc cẩu. Nhưng thật ra loại cây này không phải là nấm. Cây thoái hóa thành dạng củ, thường gồm nhiều thùy, cao tầm 10 – 20 cm.
Cây không có lá, mọc thành từng đám, màu đỏ nâu sẫm. Hoa đơn tính, mọc khác gốc. Được cấu tạo nên bởi một cán hoa lớn. Trên cán mang hoa dày đặc. Cán nạc và mềm, sần sùi, nhiều hình sáng, có mô bao bọc. Thân cây màu đỏ sẫm, được bao bọc bằng mo màu tím. Cây có mùi hôi đặc trưng.
Cụm hoa đực dài, hình trụ, dài 10 – 15cm, cụt đầu. Cụm hoa cái hình đầu, ngắn. Cụm này không có bao hoa mà chỉ là những khối hình trứng, có chân, dài tầm 3cm. Mùa hoa kéo dài từ tháng 10 – tháng 2.

Nấm ngọc cẩu tươi

Dựa vào hình dáng, người ta chia Nấm ngọc cẩu thành đực và cái. Dựa vào màu sắc, người ta chia thành loại nấm ruột vàng, ruột đỏ tím.
Khu vực phát triển cây Nấm ngọc cẩu Dược liệu này chủ yếu phát triển tốt ở những khu vực rừng sâu ẩm thấp, có độ cao trên 1500m, hầu hết phải là những nơi có khí hậu lạnh.
Trên thế giới, loại nấm này mọc nhiều ở Trung Quốc. Đặc biệt là khu vực Nội Mông, Tây Tạng.
Tại Việt Nam, cây được tìm thấy trên các dãy núi cao như Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn, các khu vực Sơn La, Tam Đảo, Sapa, Ba Vì, Hòa Bình,….
Tác dụng của Nấm ngọc cẩu theo Y học hiện đại Nghiên cứu các hoạt chất có trong dược liệu, người ta thấy rằng Nấm ngọc cẩu có một số tác dụng sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Điều trị yếu sinh lý.
- Có tác dụng kháng viêm.
- Chống lão hóa.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Nấm ngọc cẩu có vị ngọt, chát nhẹ, tính ấm. Có công dụng:
- Bổ Thận cường dương.
- Chữa liệt dương.
- Trị vãi đái đau lưng mỏi gối.
- Giúp nhuận táo, chữa người già táo bón mạn tính.

Nấm ngọc cẩu tươi

Ngoài ra nấm NGỌC CẨU này dùng ngâm rượu hay sắc thành thuốc còn tác dụng tốt hỗ trợ điều trị đau lưng, tiêu hóa kém và một số bệnh khác như Nhuận tràng, trị táo bón. Chữa đau lưng, mỏi gối. Ăn ngon, sử dụng để phục hồi sức khỏe cho người mới sinh con hay người mới ốm dậy. Chữa mỏi lưng, chân tay tê bì. Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Ngăn ngừa ung thư. Chống lão hóa.
Nấm NGỌC CẨU tăng cường chức năng Sinh Lý Nam Giới: Tăng ham muốn tình dục dựa trên cơ chế tăng cường nồng độ hoocmon sinh dục nam hoặc các chất trung gian tham gia điều khiển ham muốn tình dục, tăng cường sự hình thành tinh trùng.

Nấm ngọc cẩu tươi

Nấm NGỌC CẨU điều trị rối loạn cương dương, liệt dương hay yếu sinh lý: Các bệnh lý về chức năng sinh sản hoàn toàn có thể cải thiện nếu sử dụng nấm NGỌC CẨU, chiết xuất trong nấm NGỌC CẨU cải thiện chức năng tình dục thông qua sự kích thích cương dương, tác dụng nhanh và mạnh, xóa bỏ nỗi lo liệt dương, giúp quý ông chiến thắng trên mọi mặt trận.
Nấm NGỌC CẨU làm dẹp da loại bỏ nám da, tăng cường sinh lý nữ: Không chỉ tốt đối với nam giới, các chị em phụ nữ đang ” chán chồng” sẽ cảm thấy yêu người đàn ông của mình hơn, tăng cường vun vén gia đình, hạnh phúc viên mãn. Đăc biệt, đối với các mảng nám da xấu xí, sử dụng nấm NGỌC CẨU sẽ giúp mờ dần các vết nám. Nhờ đó, nhan sắc của các quý bà quý cô sẽ đẹp lên rất nhiều, một lần dùng mà được gấp đôi lợi ích.
Cách ngâm rượu Ngọc Cẩu khô thái lát:
Nấm Ngọc Cẩu khô thái lát ngâm chung với rượu được rất nhiều người sử dụng. Do rượu ngấm rất nhanh có thể sử dụng sớm hơn. Ngoài ra nó tiết ra trong nấm nhanh và tốt hơn để cả củ.
Cách làm:
Chúng ta ngâm nấm qua nước ấm khoảng 20-30 phút. Sau đó làm sạch cho giảm độ thâm của nấm. vớt ra rồi làm sạch nhẹ búp và củ có dính đất bằng bàn chải đánh răng. Tốt hơn hãy tách ra thành từng nhóm rửa sẽ sạch hơn, sau đó để ráo.

Nấm ngọc cẩu tươi

Dùng rượu trắng qua một lần phần nấm vừa rửa. Cho phần củ và hoa búp vừa thả vào trong bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu vào ngâm theo tỉ lệ 1,5 kg nấm với 5 lít rượu. Bảo quản nơi thoáng mát. Sau 2-3 tháng là sử dụng được.
Nấm Ngọc Cẩu ngâm rượu theo phương pháp đông y: Đây là một phương pháp ngâm phổ thông, khá được ưa chuộng.
Cách làm:
Chúng ta rửa sạch nấm, để ráo nước sau đó thắt lát và tráng qua rượu. Thái lát nhỏ nấm tươi. Sau đó cho khoảng 1kg nấm tươi ngâm với 10-12 lít rượu. Cho 0,5kg nấm ngọc cẩu khô vào ngâm chung. Tạo ra vị thơm trong Đông Y. Các khoa học đã chứng minh khi phơi nấm khô dưới nắng. Sẽ hấp thụ nhiều dương khí của ánh nắng mặt trời và có công hiệu hơn. Sau khi cho nấm khô vào sẽ tạo ra mùi thơm khá dễ chịu. Bảo quản kín đáo. Sử dụng sau 3 tháng ngâm.
Lưu ý:
Chúng ta có thể làm giảm độ chát khi ngâm rượu bằng cách: Thêm một chút mật ong vào bình Thêm một vài quả la hán vào bình rượu Ngâm thêm với vài cọng cỏ khô chung với nấm. Loại không hạ thổ: Khi ngâm nguyên củ thì để càng lâu càng tốt. Bảo quản trong 3 tháng sẽ dùng được. Loại hạ thổ: Nếu hạ thổ sẽ ngon hơn và loại này ngâm càng lâu càng tốt. Đối với loại thái lát thì để 6 tháng sau khi hạ thổ sẽ dùng được. Để mang lại hiệu quả tốt nhất. hãy uống rượu nấm Ngọc Cẩu 1-2 chén nhỏ chước mọi bữa ăn.
Tuy nấm có tính mát, vị thơm dễ uống. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều để tránh tình trạng phản tác dụng. Dù là nam hay nữ thì Nấm Ngọc Cẩu cũng là sản phẩm bạn nên lựa chọn để sử dụng. Ngoài công dụng tăng cường sinh lý thì nấm còn có khả năng giúp chị em phụ nữ luôn tươi trẻ, căng tràn sức sống, hồi xuân
Những người không nên dùng Nấm Ngọc Cẩu:
- Những người đang tiêu chảy, mắc bệnh cao huyết áp, suy giảm chức năng gan và thận không nên sử dụng.
- Người đang thực hiện xạ trị chữa ung thư cần tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Người có tiền sử dị ứng với nấm ngọc cẩu hoặc các loại dược liệu được đề cập trong các bài thuốc không dùng.
Nấm ngọc cẩu tươi

Shop đảm bảo hàng chuẩn, hàng thật ảnh thật, nếu không chuẩn được đổi hoàn lại tiền cho các bác nhé.
Tác dụng của nấm Ngọc Cẩu Nấm Ngọc Cẩu: có tác dụng tỏa dương mạnh vì vậy nếu không chế biến đúng cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Chất độc trong Ngọc Cẩu có thể sẽ làm hại đến kinh gan thận, gây hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Chính vì vậy khi sử dụng Nấm Ngọc Cẩu, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách chế biến Nấm Ngọc Cẩu để sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất và không có tác dụng phụ
Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ thường, nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm ướt. Nên sử dụng luôn tránh tình trạng bị thối, ủng, mốc.
Hướng dẫn sử dụng: Để tươi, rửa sạch ngâm rượu uống. Hoặc rửa sạch phơi khô sau đó ngâm rượu uống
Hạn sử dụng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chế biến.[/tintuc]

[tintuc]Măng nhồi thịt một món ăn dễ làm, sự kết hợp vị ngọt của măng cùng với vị bùi thơm của nhân thịt đã tạo nên một món ăn đặc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, những người dân miền núi Việt Nam.

Làm măng nhồi thịt

Nguyên liệu bao gồm:
Măng nứa (ống)
Thịt lợn
Hành tươi
Rau răm
Trứng gà
Gia vị: hạt tiêu, muối, hạt nêm.

Làm măng nhồi thịt

Cách làm măng nhồi thịt
Măng nứa chọn củ nhỏ vừa không nên to quá, bóc vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc tầm 30p-50p, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 20p, lấy đầu thìa móc ruột măng ra, rửa lại qua 1 lần nước, để vào rổ cho ráo nước.
Thịt lợn rửa sạch đem xay nhỏ, bỏ vào âu cho gia vị hạt tiêu, hạt nêm, muối vừa đủ.
Hành lá, rau răm bạn nhặt và rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ, cho vào âu thịt xay đã ướp gia vị, sau đó đập trứng vào âu hỗn hợp trên.
Trộn đều hỗn hợp trên, sau đó bạn lấy măng đã ráo nước ra, nhồi thịt vào măng lưu ý nhồi vừa phải, tránh nhân bị trồi ra ngoài.
Nhồi xong bạn lấy một cái nồi hấp. xếp măng lên và hấp cách thủy khoảng 30p-50p là được. Măng chín bạn gắp ra đĩa, để nguội rồi cắt thành từng khúc vừa miếng và thưởng thức. Món măng này được chấm cùng với nước chấm đơn giản, tùy theo ý thích của bạn, có thể dùng gồm hỗn hợp chanh, gừng, nước mắm hòa lại. hoặc chanh, ớt, tỏi, nước mắm hòa lại.
Chúc các bạn thành công.![/tintuc]

[tintuc]Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng như: phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Cách làm mướp đắng nhồi thịt

Mặc dù mướp đắng có nhiều tác dụng như vậy, nhưng rất ít người có thể ăn được, vì nó có vị đắng, hầu như mọi người chỉ dùng mướp đắng để đun nước tắm cho trẻ nhỏ. mà ai đã ăn được mướp đắng thì đó cũng là món khoái khẩu tốn cơm. Nay mình giới thiệu đến các bạn cách chế biến món mướp đắng nhồi thịt, một món dễ làm nhưng lại rất ngon cho những ai là tín đồ của mướp đắng nhé.
Nguyên liệu:
- Mướp đắng
- Thịt lợn
- Hành lá
- Mộc nhĩ
- Nấm hương
- Trứng gà
- Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, muối

Cách làm mướp đắng nhồi thịt

Cách làm mướp đắng nhồi thịt

Cách làm mướp đắng nhồi thịt:
Mướp đắng rửa sạch, cắt đôi quả theo chiều ngang, nạo sạch ruột, để ráo nước
Thịt lợn đem bóp muối, rửa sạch, xay nhỏ. cho vào một cái âu
Hành lá, mộc nhĩ, nâm hương rửa sạch, thái nhỏ. Bỏ vào âu thịt xay.
Tiếp theo bạn cho trứng gà, hạt nêm, muối, hạt tiêu vào âu hỗn hợp và trộn đều tay.
Sau khi đã xong khâu nhân nhồi thì bạn lấy mướp đắng đã làm sạch ra, nhồi hỗn hợp thịt vào trong quả mướp đắng. cho vừa phải, tránh khi chín nhân sẽ bị trồi ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Nhồi xong bạn xếp mướp đắng vào nồi hấp. Hấp cách thủy từ 15p-20p là chín. Xếp ra đĩa và thưởng thức.
Chúc bạn thành công.![/tintuc]

[tintuc]

Măng cuốn nhồi thịt

Măng cuốn thịt, một đặc sản của quê hương tôi. Sự kết hợp giữa củ măng và thịt cùng gia vị đã tạo nên một món ăn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đơn giản dễ làm nhưng lại tốn cơm cho các bạn vùng núi như tôi đây. Và đây là cách làm măng cuốn thịt theo công thức của tôi.

Măng cuốn nhồi thịt

Nguyên liệu bao gồm:
Măng củ
Thịt lợn
Hành tươi
Rau răm
Trứng gà
Gia vị: hạt tiêu, muối, hạt nêm.

Măng cuốn nhồi thịt

Cách làm măng cuốn thịt
Măng bóc vỏ, rửa sạch cho vào nồi luộc mềm (khoảng 30p-60p). Măng được thì vớt măng ra ngâm nước lạnh, rửa lại lần nữa, để ráo nước.
Sau đó lấy dao cắt củ măng thành từng đoạn dài khoảng 7cm, và tiến hành dóc mỏng đoạn măng thành từng miếng dài xung quanh củ măng (vừa miếng đủ cuốn).
Thịt lợn rửa sạch đem xay nhỏ, bỏ vào âu cho gia vị hạt tiêu, hạt nêm, muối vừa đủ.
Hành lá, rau răm bạn nhặt và rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ, cho vào âu thịt xay đã ướp gia vị, sau đó đập trứng vào âu hỗn hợp trên.
Trộn đều hỗn hợp trên, sau đó bạn lấy măng đã dóc thành miếng cuốn tròn lại (như cuốn nem)
Cuốn xong bạn lấy một cái nồi hấp. xếp măng lên và hấp cách thủy khoảng 30p-50p là được
Măng chín bạn gắp ra đĩa và thưởng thức. Món măng này được chấm cùng với nước chấm đơn giản, tùy theo ý thích của bạn, có thể dùng gồm hỗn hợp chanh, gừng, nước mắm hòa lại. hoặc chanh, ớt, tỏi, nước mắm hòa lại.
Chúc các bạn thành công.![/tintuc]

[tintuc]Công Thức Làm Bánh Gai Chuẩn Vị Truyền Thống
Bánh Gai là một đặc sản thuộc các vùng miền của Việt Nam, hầu như bạn đi đến đâu cũng được nghe đến bánh gai, và được thưởng thức món bánh đậm chất miền quê đó. Nhưng để làm được chiếc bánh gai đen tuyền, thơm ngon, bánh khô mà vẫn mềm dẻo, thì đó chính là từ công thức làm khác nhau của mọi người và vùng miền.

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống

Sau đây tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một công thức làm bánh gai chuẩn vị truyền thống của gia đình tôi, mà từ lúc sinh ra tôi đã thấy mẹ tôi làm. Bánh mẹ tôi làm rất thơm ngon, bánh khô không bị dính nhưng lại mềm dẻo.
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH:
- Lá gai phơi khô: 100g.
- Đường: 300g.
- Dừa tươi: 1/2 quả.
- Vừng: 100g.
- Đỗ xanh: 300g.
- Bột gạo nếp: 1kg.
- Thịt lợn mỡ: 200g.
- Mỡ lợn (dầu ăn): 50ml.
- Nước lọc: 1 lít.
- Lá chuối đã phơi qua 3 nắng.
CÁCH LÀM BÁNH GAI:
>Bước 1: Sơ chế lá gai.
- Lá gai phơi khô đem rửa sạch, đun khoảng 20 phút.
- Vớt lá gai đã đun ra rổ, rửa sạch với 2 lần nước.
- Vắt khô lá gai đã rửa, sau đó cho lá gai lên bếp đảo khô nước.
Bước 2: Tạo hỗn hợp nước đường lá gai.
-Cho nước lọc, đường vào đun sôi lên.
- Sau đó bỏ lá gai đã xào vào nồi nước đường. Đun hỗn hợp khoảng 15 phút. Cho nhỏ lửa tránh hỗn hợp bị cạn nước. Sau đó bắc ra để nguội.

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Hỗn hợp lá gai đã được sơ chế

Bước 3: Làm nhân bánh
- Đỗ xanh tách đôi ngâm qua đêm. Sau đó tách vỏ rửa sạch.
- Cho đỗ xanh vào nồi cơm điện nấu lên.
- Thịt lợn mỡ bạn sơ chế sạch sẽ, luộc chín, thái viên nhỏ vuông, sau đó ướp đường cho giòn.
- Sau đó đỗ chín bạn dầm nhuyễn đỗ, cho đường, thịt lợn, dừa tươi nạo thành sợi, trộn đều lại. Viên thành từng viên nhân vừa phải.
Bước 4: Trộn bột bánh
- Lá gai đã nguội bạn trộn đều lá gai với bột gạo nếp
- Mang bột đã trộn đi giã khi nào thấy bột mịn và đều màu là được

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Trộn bột nếp với hỗn hợp lá gai

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Giã bột bánh

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Bột bánh đã được giã

Bước 5: Làm bánh
- Bột bánh đã giã xong bạn lăn bột thành bánh và bỏ nhân đỗ vào.
- Lăn bánh qua vừng và mỡ.
- Sau đó thực hiện gói bánh bằng lá chuối.

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Bột đã được nặn thành bánh

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Bánh đã được gói

Bước 6: Hấp bánh và thưởng thức.
- Sau khi bánh đã gói xong, bạn cho bánh vào nồi hấp từ 1h -1h30 phút là bánh chín.
- Bánh đã chín bạn vớt ra để nguội và thưởng thức.

Bánh Gai chuẩn vị truyền thống
Hấp bánh
[/tintuc]

[tintuc]

Bưởi hoàng

Nông Sản Tây Bắc là trang chuyên cung cấp các sản phẩm nông sản, thực phẩm, hoa quả, các dược liệu và các gia vị của vùng núi Tây Bắc. Chúng tôi cung cấp đến các bạn những hương vị đặc trưng của các dân tộc khu vực miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Là nơi quý khách mua hàng yên tâm về giá cả và chất lượng. Sản phẩm sẽ đúng như hình ảnh mô tả trên bài viết.
Chúng tôi cung cấp các loại sản phẩm: rau, trái cây, củ quả, thực phẩm sạch, dược liệu quý, các gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc và các loại thực phẩm dân tộc uy tín. Nông Sản Tây Bắc cung cấp nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn từ tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rất tiện dụng khi mua hàng. Các sản phẩm sẽ được giao tận tay đến khách hàng một cách rất đơn giản.
Nhắc tới Hưng Yên ai ai cũng biết về Nhãn Lồng tuy nhiên tại quê hương này còn có một thứ trái đặc sắc không kém cạnh Nhãn Lồng đó là: Bưởi Hoàng Bưởi Hoàng là một giống cây ăn quả đặc sản được người dân thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở (Văn Giang) “thủ phủ” của cây bưởi Hoàng, trồng và gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Bưởi hoàng

Bưởi Hoàng (MUA NGAY) là giống bưởi ngọt có từ lâu đời rồi mà chỉ có làng Hoàng trồng mới ra trái ngon và ngọt nhất. Quả bưởi rất to ( gấp 3 quả bưởi Diễn), vỏ mỏng, múi to mọng, ăn ngọt dịu đậm đà, nhiều nước, quả rơi vào khoảng 1,5 đến gần 3kg.

Bưởi hoàng

Qủa có dạng hình tháp cao và đáy quả rộng khá đặc trưng. So với những giống bưởi khác thì đây là giống bưởi to. Rất thích hợp trong những bữa tráng miệng gia đình hoặc làm quà biếu.

Bưởi hoàng

Bưởi hoàng

Cây Bưởi Hoàng Hưng Yên (MUA NGAY) (bưởi Hoàng trạch) có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, sau khi trồng 2 năm đã ra trái . Thời vụ thu hoạch của bưởi Hoàng vào tháng 8,9,10 thu trước bưởi, Bưởi tiến Vua, bưởi Tân Lạc. Chính vì thu sớm nên hiệu quả kinh tế của bưởi Hoàng rất cao do trái bán sớm được giá (trung bình vụ năm 2015 giá 35.000-65.000đ/quả). Trái bưởi Hoàng (bưởi Hoàng trạch) to trung bình 1.8-2.5kg/quả, ăn rất ngon ngọt, múi to đều, dễ bóc, mọng nước.

Bưởi hoàng

Bưởi hoàng

Bưởi hoàng
[/tintuc]

[tintuc]Nông Sản Tây Bắc là trang chuyên cung cấp các sản phẩm nông sản, thực phẩm, hoa quả, các dược liệu và các gia vị của vùng núi Tây Bắc. Chúng tôi cung cấp đến các bạn những hương vị đặc trưng của các dân tộc khu vực miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Là nơi quý khách mua hàng yên tâm về giá cả, chất lượng. Sản phẩm đúng như hình ảnh mô tả trên bài viết.

Chúng tôi cung cấp các loại sản phẩm: rau, trái cây, củ quả, thực phẩm sạch, dược liệu quý, các gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc và các loại thực phẩm dân tộc uy tín. Nông Sản Tây Bắc cung cấp nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn từ tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rất tiện dụng khi mua hàng. Các sản phẩm sẽ được giao tận tay đến khách hàng một cách rất đơn giản.

Măng Khô Đặc Sản Tây Bắc:

Măng khô rối Tây Bắc

Măng tươi được hái tự nhiên trên rừng ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang và đem về luộc, ép cho ráo nước rồi được phơi và sấy khô giữ nguyên chất lượng của măng. Măng khô được làm hoàn toàn tự nhiên, không dùng bất cứ hoá chất hay chất bảo quản nào nên có mùi đặc trưng tự nhiên của măng rừng.
Măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo, măng sẽ được nắng, màu sắc vàng rộm tự nhiên. Thời tiết không thuận lợi và ít nắng, người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô. Khi măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng, người ta mới xẻ măng ra thành từng miếng phơi thêm lần nữa, sau đó mới đem bán. Chính vì thế, măng khô thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khói bếp. Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và nguyên gốc. Khác với măng tươi, măng khô được chế biến hết sức cẩn thận, hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên.

Măng khô rối Tây Bắc

Măng khô rối Tây Bắc

Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng khô Tây Bắc thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát… Măng chỉ cần luộc một nước là ăn được, không đắng. Măng khô ăn lành, xào, luộc hay nấu canh đều được.Đặc biệt, măng có thể làm mất mùi tanh của một số thực phẩm khó chế biến như thịt vịt, thịt cò…
Măng khô rối Tây Bắc

Để có được những sản phẩm măng khô thơm ngon, hấp dẫn như thế, chúng ta không thể không nhắc tới công việc hái măng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa biết bao nhọc nhằn, vất vả của bà con. Vì măng thường mọc ở địa hình khá phức tạp, do đó, bà con gặp khá nhiều vất vả. Những tai nạn do những gai tre đâm phải, trượt chân, té ngã trong lúc đi rừng hái măng vẫn xảy ra. Những bụi cây rậm rạp sau những đợt mưa cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như muỗi, rắn, rết, vắt… vì thế, bà con luôn phải luôn thận trọng với việc đi hái măng rừng.
Cách lựa chọn măng đảm bảo an toàn

Măng khô rối Tây Bắc

Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc. Măng tẩm ướp lưu huỳnh có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉ màu, có mùi lạ (mùi hắc). Tránh mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.
Nên ngâm măng khô trong nước sạch khoảng 4-6 tiếng (thay nước sau mỗi 30') trước khi sử dụng măng khô để nấu các món ăn ưa thích.
Canh măng khô hầm móng giò
Canh măng khô hầm móng giò là món canh không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết của các gia đình người Việt. Để có món canh măng khô ngon mềm, nóng hổi, hương vị hòa quyện cũng cần có bí quyết.
Măng khô rối Tây Bắc

Nguyên liệu:
- Măng khô
- 1 cái móng giò heo
- Hành lá, hành khô
- Nước mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ
Cách chế biến:
- Bước 1: Măng khô ngâm với nước vo gạo từ 3-5 ngày để măng nở và loại bớt độc tố. Thay nước vo gạo ngâm măng 1-2 lần mỗi ngày. Măng đã ngâm nở, cắt và xé miếng vừa ăn. Bỏ bớt đi những phần cứng quá vì già.
Luộc măng lại 2-3 lần để khử bớt độc tố và cũng giảm bớt thời gian ninh nấu.
Sau khi luộc xong thì rửa lại măng với nước sạch rồi dùng tay xé nhỏ măng thành sợi.
- Bước 2: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc sơ trong nồi nước sôi có cho xíu muối, sau đó xả lại dưới vòi nước sạch.
- Bước 3: Cho móng vào nồi hầm, cho ít mắm vào cùng rồi đảo một lúc cho móng được ngấm vị.
- Bước 4: Tiếp đến, chế lượng nước đủ ăn vào nồi để nấu. Để nước sôi, bạn hớt sạch phần bọt váng ở xương tiết ra để nước canh được trong, ngon.
- Bước 5: Sau khi luộc măng xong để ráo nước rồi cho măng vào xào. Khi xào, nêm ít mắm và hạt nêm cho ngấm vị.
- Bước 6: Hớt xong bọt, bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp suất để ninh nấu. Sau khi ninh khoảng 20, 30 phút thì canh măng sẽ mềm, nhừ.
Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc canh măng khô móng giò ra bát thưởng thức.
Canh măng khô hầm xương:
Canh măng khô hầm xương là món ăn rất phổ biến trong những mâm cơm ngày Tết. Vị đậm đà, nóng hổi của canh măng khô hầm xương rất thích hợp cho bữa cơm những ngày Tết trời se lạnh.

Măng khô rối Tây Bắc

Nguyên liệu:
– 200g măng khô
– 400g xương lợn
– Nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu
– Hành lá và rau mùi thái nhỏ
– Hành hoa.
Cách chế biến:
- Bước 1: Măng khô cắt bớt đoạn già, xé măng thành từng sợi vừa ăn. Ngâm măng trong nước lạnh khoảng hơn một ngày. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng nhiều lần, để măng ra bớt vị chua và có nước trong. Sau đó đun nồi nước sôi, thả măng vào luộc qua. Đổ măng lên rổ cho ráo nước.
- Bước 2: Xương lợn luộc sơ qua, đổ bỏ nước luộc xương.
- Bước 3: Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, đổ măng vào xào, thêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, hạt tiêu. Đun tầm 5 phút. Sau đó thêm xương lợn, đổ nước ngập mặt xương và măng.
- Bước 4: Đun sôi đến khi măng và thịt mềm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi đã thái nhỏ. Múc ra bát và thưởng thức.
Cách chọn và bảo quản măng khô, măng le rừng sấy khô đúng cách:
1. Cách chọn măng khô, măng le đúng cách
- Đối với măng khô bán ở siêu thị hoặc cửa hàng lớn cần để ý có mác nhãn có ghi hạn sử dụng hay không.
Nên mua măng khô, măng le tại các cửa hàng uy tín để tránh mua phải măng kém chất lượng.
- Măng khô ngon thường có màu vàng đất nhạt, có mùi hương đặc trưng. Bề thịt măng rộng, dày, sờ vào không cảm giác ẩm tay, có nhiều đường vân. Nên chọn măng có màu đều nhau, đốt măng ngắn vừa, không xơ
- Chọn miếng măng có phần ngọn dài hơn gốc
- Măng le khô nếu được sấy bằng lưu huỳnh sẽ tồn dư có mùi nồng và khét của lưu huỳnh.
- Không mua măng màu sắc quá bóng hoặc màu khác thường, không mua măng mốc hoặc còn ẩm, nên mua đúng mùa măng
2. Cách bảo quản măng khô
Bọc măng khô trong túi nilon kín để nơi mát hoặc tối.
Măng khô nếu đã luộc thì nên cho vào tủ lạnh sử dụng trong vòng 1 tuần
Cách luộc măng khô:
Trước khi luộc nên ngâm măng khô vào nước sạch khoảng 2 tiếng thay nước liên tục càng tốt. Cho măng vào nồi luộc nên mở nắp cho chất độc trong măng tiết ra nước và bay ra ngoài.[/tintuc]

Nông Sản Tây Bắc
0976 930828
Hỗ trợ mua hàng