[giaban]950,000[/giaban]
[giacu]1,200,000[/giacu]
[masp]TRAUGACSBEP01[/masp]
[hot]-16%[/hot]
[chinhsach]
CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG CỦA NÔNG SẢN TÂY BẮC
Khoảng cách-----Giá trị đơn hànng-----Phí giao hàng
Dưới 3km-----Trên 300.000 đồng ====> Miễn Phí
Dưới 5km-----Trên 500.000 đồng ====> 15.000 đồng
Dưới 10km-----Trên 1.000.000 đồng ====> 35.000 đồng
* Áp dụng: từ ngày 25/6/2021
Ví dụ: Đơn hàng 600.000đ trong bán kính 6km. Đơn hàng sẽ được miễn phí ship trong bán kính 3km đầu tiên, 3km tiếp theo khách chịu phí ship với số tiền: 3*5.000đ = 15.000đ.
Lưu ý:
- Đơn hàng dưới 300.000đ: Trong khoảng cách 3km, khách hàng thanh toán phí ship theo báo giá của đơn vị vận chuyển thứ 3.
- Đơn hàng trên 300.000đ: Phí ship tính theo bảng chính sách phí ship. Các km phát sinh tiếp theo tính thêm 5.000đ/km.
- Chính sách áp dụng đồng thời cùng các chương trình khuyến mại( nếu có).
- Chính sách trên không áp dụng khi giao hàng lễ tết, khung giờ cao điểm từ 17h00 19h30, biến động thời tiết, dịch bệnh.
[/chinhsach]
[mota]
Nông Sản Tây Bắc là trang chuyên cung cấp các sản phẩm nông sản, thực phẩm, hoa quả, các dược liệu và các gia vị của vùng núi Tây Bắc. Chúng tôi cung cấp đến các bạn những hương vị đặc trưng của các dân tộc khu vực miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Là nơi quý khách mua hàng yên tâm về giá cả, chất lượng. Sản phẩm đúng như hình ảnh mô tả trên bài viết.
[/mota]
[chitiet]
Các kỹ thuật chế biến đều là gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng một tháng.
Thịt trâu sấy gác bếp đặc sản Tây Bắc
Thịt trâu sấy mang mùi khói gác bếp của người dân tộc vùng núi Tây Bắc. Món ăn mà những du khách đặt chân đến Lai Châu không thể không nếm qua. Không chỉ miền xuôi mới có đặc sản của riêng mình. Ngay cả vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc cũng tạo ra rất nhiều món ăn độc đáo. Thể hiện bản sắc cũng như đặc điểm sinh hoạt của dân tộc mình. Trong số đặc sản vùng núi cao, ta không thể quên hương vị độc đáo của thịt trâu sấy khô. Vậy món ăn này xuất hiện như nào ?
Nguồn gốc của món thịt trâu sấy gác bếp
Cách thức xuất hiện của món đặc sản độc đáo
Lai Châu, một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc nổi tiếng không chỉ bởi cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn chứa đựng những sản vật của vùng núi cao Tây Bắc. Sau khi được người dân săn bắn, hái lượm về. Họ phải tìm cách để bảo quản số thực phẩm đó trong một thời gian dài. Mà còn phải giữ được hương vị thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy cách thức sấy khô hay treo gác bếp đã được người dân địa phương sử dụng.
Thịt trâu sấy hiện diện trong đời sống người dân địa phương như một phần không thể thiếu
Trước đây món ăn này thường được làm mỗi dịp làng mổ trâu , vào các dịp lễ Tết. Sau khi mổ trâu, người dân thường để ra vài miếng thịt bắp. Đây là phần ngon nhất để chế biến món thịt trâu sấy khô. Nguồn gốc đầu tiên của món thịt trâu sấy phải kể đến người Thái đen. Họ thường mang thịt trâu gác lên nóc bếp để ăn được lâu hơn.
Ngày nay, thịt trâu sấy khô đã và đang trở thành đặc sản được biết đến nhiều nhất đối với những du khách mỗi dịp du lịch lên phía Tây Bắc của Tổ quốc. Đây không chỉ là món ăn truyền thống trong dịp lễ Tết của người dân Lai Châu. Nó còn được người dân nơi đây mang ra thiết đãi trong bữa cơm khi nhà có khách. Hay được mang làm đặc sản tặng khách ghé thăm.
Cách làm độc đáo của món thịt trâu sấy khô nơi vùng núi Lai Châu
Thực tế món ăn này được rất nhiều vùng miền thuộc miền núi Tây Bắc làm được. Quy trình chế biến cơ bản giống nhau. Nhưng người dân Lai Châu lại có những nét độc đáo riêng trong việc sử dụng gia vị để làm nên món đặc sản nơi đây.
Thịt trâu được chọn để làm phải là những con trâu được thả rông tự nhiên trên các vùng đồi núi Lai Châu. Trong khi mổ trâu , người dân sẽ lấy phần bắp đùi ngon nhất , không có gân và mỡ , sau đó thái dọc miếng thịt thằng các thớ dài tầm 15 cm , rộng 7 đến 8 cm và dày từ 2 đến 3 cm. Sau đó họ dùng búa để dần cho miếng thịt trâu được mềm ra.
Loại gia vị độc đáo trong cách ướp thịt trâu của người Lai Châu
Công đoạn tiếp theo của món thịt trâu sấy khô là tẩm ướp gia vị cho các miếng thịt gồm có : gừng, sả, tỏi, ớt khô được băm nhuyễn , đặc biệt không thể thiếu khén giã nhỏ – một loại hạt tiêu chỉ có trên vùng rừng núi Tây Bắc. Sau đó đem trộn đều tất cả các loại gia vị rồi để ngấm dần trong vòng từ 2 đến 3 tiếng.
Khi những thớ thịt đã ngấm đều gia vị, người dân sẽ dùng que xiên và đem treo lên gác bếp. Thịt trâu sẽ chín nhờ khói, độ nóng của các loại gia vị đã được tẩm ướp vào miếng thịt. Từ những miếng thịt trâu tươi ngon và các loại gia vị tẩm ướp đặc biệt mà ta đã có món đặc sản thịt trâu sấy khô ăn một lần nhớ mãi không quên.
Thịt trâu sấy khô – một nét văn hoá ẩm thực của người dân tộc miền núi
Dù cách làm thịt trâu sấy khô không hề đơn giản. Nhưng nhờ vào bàn tay khéo léo của người dân tộc Lai Châu đã tạo ra một món ăn đậm hương vị quê hương. Đây là món ăn từ lâu đã trở thành món đặc sản truyền thống của người dân Lai Châu. Món ăn phù hợp khi thưởng thức cùng những lon bia mát lạnh, những hũ rượu nếp cay nồng trong những dịp tụ hội bạn bè , người thân. Nếu bạn chưa từng thưởng thức món đặc sản này, hãy lên kế hoạch cho một chuyến đi lên vùng Tây Bắc vừa ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nơi đây vừa nhâm nhi món đặc sản thơm ngon này.
[/chitiet]